Win Real > Tin tức > Bất động sản > Bất động sản miền Trung kỳ vọng vào hàng loạt làn sóng đầu tư mới

Hiện nay, khu vực miền Trung rất giàu tiềm năng để phát triển những phân khúc bất động sản, nhất là bất động sản du lịch, bất động sản công nghiệp và sau đó là bất động sản đô thị nhà ở. Và tiềm năng đó vẫn đang chờ làn sóng đầu tư mới để trỗi dậy. Do đó, Đà Nẵng, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế đang đẩy mạnh công tác xúc tiến và kêu gọi đầu tư với nhiều dự án có quy mô lớn.

Kinh tế phục hồi và phát triển vượt trội

Trong 6 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng (GRDP) của nhiều tỉnh thành tại miền Trung rất ấn tượng. Cụ thể, tỉnh Quảng Nam tăng 12,8%, TP. Đà Nẵng tăng 7,23% và Thừa thiên Huế là 6,92%. Cùng với đó, ngành du lịch tại 3 tỉnh thành nêu trên cũng đang trên đà phục hồi và phát triển mạnh mẽ so với thời điểm cùng kỳ trước đó.

Bất động sản miền Trung kỳ vọng vào hàng loạt làn sóng đầu tư mới
Bất động sản miền Trung kỳ vọng vào hàng loạt làn sóng đầu tư mới

Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2022, tỉnh Quảng Nam ghi nhận tổng lượt khách tham quan và lưu trú du lịch gần 2,3 triệu lượt khách, tăng 7 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó lượng khách quốc tế là 91 nghìn lượt khách, tăng gấp 6 lần và khách nội địa là 2,2 triệu lượt khách, tăng 7 lần.

Trong khi đó, lĩnh vực lưu trú và ăn uống tại TP Đà Nẵng đã phục hồi nhanh chóng và bức phá từ cuối quý 1/2022. Nhiều khu, điểm nóng du lịch đón một lượng khách rất lớn, công suất buồng phòng bình quân cuối tuần đạt khoảng 70-75%.

Theo UBND thành phố Đà Nẵng, doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống quý 2/2022 ước tính tăng 63,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng doanh thu của dịch vụ lưu trú quý 2 tăng gấp 2,9 lần so với cùng kỳ, đẩy mức tăng doanh thu du lịch lưu trú trong 6 tháng đầu năm 2022 lên mức 46,2%.

Tương tự, 6 tháng đầu năm 2022, khách du lịch đến với tỉnh Thừa Thiên Huế ước đạt khoảng 820 ngàn lượt, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khách quốc tế là 23,4 ngàn lượt, tăng 59%, khách nội địa là 793,6 ngàn lượt, tăng 43%, lượng khách lưu trú là 510 ngàn lượt, tăng 44%.

Doanh thu từ du lịch tại tỉnh này cũng ước đạt khoảng 1.721 tỉ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, tỉnh cũng đã tổ chức rất thành công tuần lễ Festival Huế. Tổng lượng du khách đến tỉnh ước đạt 180 ngàn lượt và khách lưu trú ước đạt 72 ngàn lượt.

Bên cạnh những tín hiệu rất tích cực về sự phục hồi và phát triển kinh tế như trên, hoạt động thu hút đầu tư tại 3 tỉnh, thành này vẫn đang tiếp tục diễn ra rất tích cực. 6 tháng đầu năm 2022, Quảng Nam đã cấp mới 3 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng tổng vốn đầu tư 23,5 triệu USD, nâng tổng số dự án FDI còn hiệu lực lên 195 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 6 tỉ USD.

Đồng thời, tỉnh này cũng đã cấp mới 29 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký khoảng 5.600 tỉ đồng, nâng tổng số dự án còn hiệu lực lên 940 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 240.000 tỉ đồng.

Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 27/06/2022, tp Đà Nẵng đã cấp quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 17 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn khoảng 5.804 tỉ đồng. Cùng với đó, thành phố còn cấp mới cho 21 dự án FDI với tổng mức vốn đăng ký khoảng 67 triệu USD.

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2022, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp phép cho 18 dự án đầu tư với tổng vốn đạt 2.491 tỉ đồng. Đồng thời, tỉnh cũng có 16 dự án khác được cấp quyết định chủ trương và đang lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với tổng vốn kêu gọi đầu tư hơn 8.990 tỉ đồng.

Tham khảo top công ty bất động sản Đà Nẵng để đầu tư hiệu quả và an toàn hơn nhé.

Chờ đợi những làn sóng đầu tư mới

Giai đoạn 2022-2023, tỉnh Quảng Nam sẽ ưu tiên thu hút đầu tư hàng loạt các dự án khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp với quy mô lớn. Đây là những dự án trọng điểm được kỳ vọng sẽ thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều ‘ông lớn’ trên thị trường bất động sản.

Vinpearl Nam Hội An
Vinpearl Nam Hội An

Theo đó, trong lĩnh vực công nghiệp, Quảng Nam ưu tiên thu hút những dự án quan trọng như dự án đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng tại Khu công nghiệp đô thị, Dịch vụ Nam Thăng Bình với quy mô 655 ha; dự án đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Điện Bàn 1 với quy mô 750 ha; dự án đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thăng Bình 1 với quy mô 978 ha; dự án đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Đại Lộc 1 với quy mô 600 ha; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tam Anh 3 với quy mô 190 ha.

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực đô thị, Quảng Nam sẽ ưu tiên thu hút đầu tư các dự án như khu đô thị dịch vụ cao cấp Tam Anh có quy mô 1.250 ha; khu đô thị, du lịch lịch, dịch vụ ven sông, ven biển tại Bình Nam với quy mô 550 ha; khu đô thị sinh thái ven sông Tam Kỳ với quy mô 280 ha. Bên cạnh đó còn có những dự án khu đô thị khác như khu đô thị, dịch vụ kết nối du lịch cộng đồng với quy mô 190 ha; dự án khu đô thị, nghỉ dưỡng sinh thái Hồ Thạch Bàn có quy mô 450 ha;…

Trên lĩnh vực du lịch, Quảng Nam cũng ưu tiên thu hút đầu tư hàng loạt dự án có quy mô diện tích lớn như Khu bảo tồn sinh thái kết hợp du lịch tại sông Đầm quy mô 621 ha; Khu phức hợp du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Hồ Phú Ninh với quy mô 500 ha; dự án khu thương mại dịch vụ du lịch dọc theo tuyến đường Tỉnh Thủy – Thượng Thanh với quy mô 96 ha; Khu phức hợp du lịch, nghỉ dưỡng Tam Hải với quy mô 120 ha; Khu phi thuế quan gắn với Khu bến cảng Tam Hòa có quy mô 747 ha.

Cùng với đó là các dự án như khu phức hợp du lịch và nghỉ dưỡng Tam Hòa quy mô 90 ha; Dự án khu phức hợp du lịch, nghỉ dưỡng Bình Trung với quy mô 50 ha; dự án phát triển du lịch sinh thái Suối Nước Ví có quy mô 300 ha; dự án du lịch sinh thái Làng cổ Lộc Yên – Lò Thung; dự án khu du lịch Hòn Kẽm Đá kết hợp với nông nghiệp công nghệ cao có quy mô 300 ha; dự án khu du lịch sinh thái Đồng Lớn với quy mô 150 ha;…

Không riêng gì Quảng Nam, tại Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế cũng đang bắt tay vào công tác xúc tiến đầu tư với nhiều dự án có quy mô lớn.

Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết định hướng đến năm 2045, thành phố sẽ trở thành một trong những trung tâm kinh tế – xã hội lớn của cả nước và khu vực, với 3 trung tâm chức năng chính gồm có Trung tâm du lịch dịch vụ chất lượng cao, Trung tâm công nghệ thông tin, công nghệ cao và thứ 3 là Trung tâm tài chính quốc tế. Để hiện thực hóa định hướng trên, Đà Nẵng đang tập trung kêu gọi đầu tư một số dự án trọng điểm.

Trong số những dự án đó có cảng Liên Chiểu với 2 hợp phần, Khu phức hợp Trung tâm tài chính, thương mại, vui chơi giải trí, casino và khu chung cư cao cấp tại 4 lô đất thuộc đường Võ Văn Kiệt và 1 lô đất giáp với đường Võ Nguyên Giáp và đường Võ Văn Kiệt, thuộc quận Sơn Trà; Dự án Không gian sáng tạo Đà Nẵng tại Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ với tổng diện tích khoảng 17,26ha; dự án Trung tâm thương mại quốc tế tại 3 vị trí thuộc quận Liên Chiểu, Cẩm Lệ và Sơn Trà; dự án đầm sen Nam Hòa Xuân; dự án Viện dưỡng lão; dự án bệnh viện quốc tế và dự án Trường liên cấp quốc tế.

Cũng tại Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2022 diễn ra mới đây, TP Đà Nẵng đã trao chủ trương nghiên cứu đầu tư cho 12 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 5,2 tỉ USD.

Tương tự Đà Nẵng và Quảng Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã tổ chức làm việc, xúc tiến đầu tư với nhiều tập đoàn lớn như Sovico, Sunshine, Hòa Phát, Danh Khôi, Tân Á Đại Thành, Hưng Thịnh.

Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô
Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô

Ngoài ra còn có tập đoàn Alphanam; AGR (Thái Lan – Tập đoàn chuyên xuất khẩu gạo lớn nhất Thái Lan); KMH (Hàn Quốc); SermSang (Tập đoàn chuyên về năng lượng hàng đầu Thái Lan); Tập đoàn Yoshida Kaiun (Nhật Bản); Tập đoàn Itochu; Công ty Cổ phần Western Pacific; ký kết Biên bản thảo luận với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam về việc thực hiện dự án “Làng hòa bình Việt Nam – Hàn Quốc”;…

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết thêm, đối với những dự án ngoài ngân sách, tỉnh này đang tập trung hỗ trợ, kịp thời tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc tại các dự án đã được chấp thuận nhà đầu tư để sớm khởi công và thực hiện dự án.

Đồng thời hỗ trợ tối đa để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 19 dự án quan trọng đã được chấp thuận chủ trương đầu tư; hỗ trợ lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư cho 29 dự án đã phù hợp quy hoạch; trình phê duyệt kế hoạch hỗ trợ thêm cho 103 dự án đang lập thủ tục quy hoạch.

Ngoài ra, Thừa Thiên Huế còn tập trung để hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đầu tư trong việc triển khai các dự án phát triển đô thị, Trung tâm thương mại,… tại Khu đô thị An Vân Dương.

Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 1586 /QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh và bổ sung danh mục dự án thu hút đầu tư khu kinh tế, khu công nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong số đó có nhiều dự án khủng tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô như dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp kỹ thuật cao (vị trí 2) với quy mô 2.000 tỉ đồng; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp kỹ thuật cao (vị trí 2) có quy mô 1.550 tỉ đồng,…

Bên cạnh đó còn có các dự án khác như dự án khu đô thị Chân Mây (vị trí trung tâm) với quy mô 35.000 tỉ đồng; dự án khu đô thị Chân Mây (vị trí ven sông Bù Lu) có quy mô 14.700 tỉ đồng; dự án khu đô thị Chân Mây (vị trí 2) có quy mô 1.290 tỉ đồng; dự án khu đô thị Chân Mây (vị trí 4) có quy mô 2.130 tỉ đồng. Ngoài ra còn có dự án khu du lịch biển đầm Lập An với quy mô 4.000 tỉ đồng; khu du lịch sinh thái Bãi Cả với quy mô 2.500 tỉ đồng;…

Xem thêm: 5 việc cần làm để trở thành một nhà môi giới chuyên nghiệp