Win Real > Góc chia sẻ > Nghề sale BĐS > Shophouse là gì? Những điều cần lưu ý trước khi đầu tư Shophouse

Shophouse – hay còn được gọi là nhà phố thương mại, đây là loại hình bất động sản kết hợp giữa căn hộ nhà ở và cửa hàng thương mại. Theo đó, Shophouse thường có vị trí ở tầng trệt (tầng 1 ngang mặt đường) của những dự án nhà phố thương mại, ở các vị trí trung tâm có dân cư đông đúc. Nếu bạn đang có dự định đầu tư shophouse nhưng chưa thực sự hiểu rõ shophouse là gì? Vậy thì đừng bỏ qua những thông tin được King Real chia sẻ trong bài viết dưới đây trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào nhé.

Tìm hiểu Shophouse là gì?

Shophouse là một loại hình bất động sản được nổi lên từ khoảng giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Trong thời gian này, một lượng lớn shophouse đã lần lượt ra đời, phân bố chủ yếu ở khu vực Mỹ Latinh, các đảo thuộc Caribbean, Trung Quốc,… Sau đó loại bất động sản này đã du nhập sang Việt Nam vào cuối triều Nguyễn và phát triển chủ yếu tại Huế và Hội An. Ngày nay, mô hình bất động sản này đã phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và được giới đầu tư gọi với cái tên chính thức đó là “shophouse”.

Shophouse là gì?
Shophouse là gì?

Nghĩa của shophouse trong tiếng Việt

Shophouse dịch ra trong tiếng Việt  đó là nhà phố thương mại, đây là một dạng mô hình nhà ở có tích hợp cửa hàng thương mại. Ngay từ khi xuất hiện, shophouse đã tạo nên một cơn sốt mới trong lĩnh vực bất động sản. Nhờ vào thiết kế đa năng, thông minh, đa dạng mục đích sử dụng như ở, kinh doanh, cho thuê,… khiến shophouse đã và đang mọc lên trên khắp thế giới.

Hiện nay có hai loại shophouse chính bao gồm: Shophouse thuộc khối đế của các tòa chung cư và shophouse là các khi biệt thự thấp tầng xây dựng liền kề nhau.

Một số mô hình shophouse nổi tiếng trên thế giới mà chúng ta có thể kể đến như: Dãy phố mua sắm Geylang, Sentosa tại Singapore, Penang hay Malacca tại Malaysia,… Tại Việt Nam, hiện cũng có khá nhiều các shophouse thuộc Vinhomes Times City Park Hill, Vinhomes Gardenia Mỹ Đình và gần đây là Vinpearl Phú Quốc.

Khu đầm sen Nam Hòa Xuân chính là điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư BĐS

Một số đặc điểm thiết kế của shophouse

Khác với những căn nhà ở mặt phố, kiến trúc xây dựng, thiết kế của các căn hộ shophouse được quy hoạch theo 1 khung hệ thống, mang tính đồng bộ trong dự án và không thể điều chỉnh cũng như không thay đổi kết cấu. Cụ thể một số đặc điểm về thiết kế đặc trưng của căn hộ shophouse mà chúng ta có thể biết đến như:

  • Thiết kế thông tầng: Những căn Shophouse được thiết kế thông tầng tương tự giống như căn hộ Penthouse hay Duplex, thông thường sẽ có cầu thang được thiết kế đẹp mắt nằm bên trong căn hộ.
  • Đa chức năng sử dụng: Với các chức năng đặc biệt đa dạng điển hình như hệ thống căn hộ nhà ở, kinh doanh dịch vụ. Thông thường, mọi hoạt động kinh doanh như cửa hàng, cafe, mỹ phẩm thời trang, … thường được bố trí ở tầng thứ nhất. Tầng trên sẽ dành cho các hoạt động sinh hoạt, nghỉ ngơi, … cho chủ hộ gia đình.
  • Khu trung tâm dịch vụ, thương mại: Shophouse được thiết kế thành một chuỗi nhà phố hay một khu trung tâm thương mại với tổ hợp đầy đủ các tiện ích hiện đại, không gian, vui chơi giải trí đi kèm.

Shophouse có phải là Shoptel hay không?

Có rất nhiều người đã nhầm lẫn và cho rằng Shop & Hometel và shophouse chính là một. Tuy nhiên, thực chất đây là hai dạng bất động sản có kiến trúc mang tính tương đồng còn tính chất của chúng lại khác nhau.

Trong khi shophouse chỉ tận dụng được tầng trệt nhằm mục đích sinh lời thì Shop & Hometel sẽ tận dụng 100% không gian của cả căn nhà để tạo ra lợi nhuận. Theo đó Shop & Hometel sẽ thiết kế để tầng trệt dùng để kinh doanh và các tầng trên triển khai những mô hình dịch vụ lưu trú, điển hình như hotel hay minitel.

Nếu các bạn muốn bản thân vừa có nhà ở, vừa có thể kinh doanh thì nên chọn shophouse. Còn nếu như bạn muốn khai thác tối đa lợi nhuận của cả căn nhà thì nên hướng đến đầu tư mô hình Shop & Hometel.

Hiện nay shophouse vẫn đang tạo nên cơn sốt trên thị trường bất động sản
Hiện nay shophouse vẫn đang tạo nên cơn sốt trên thị trường bất động sản

Những lưu ý quan trọng khi mua shophouse

Tính pháp lý của shophouse

Trong các quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực xây dựng, nhà ở, đầu tư, đất đai và kinh doanh bất động sản,…. đều chưa có một quy định cụ thể nào về khái niệm shophouse. Do đó, tính pháp lý của shophouse vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng.

Đối với mỗi loại hình shophouse, sẽ có những quy định pháp lý ràng buộc khác nhau, cụ thể:

Đối với shophouse thuộc khối đế của những toà chung cư:

  • Thời hạn sở hữu đối với loại hình này đó là 50 năm. Nếu hết thời hạn, Nhà nước cho phép người sử dụng được gia hạn quyền sử dụng khi vẫn còn nhu cầu sử dụng căn hộ.
  • Nếu muốn được sử dụng vừa để kinh doanh, vừa để ở thì những căn shophouse này phải được xây dựng trong các dự án đã được cấp giấy phép sử dụng vào mục đích kinh doanh kết hợp để ở.
  • Đây không phải loại hình nhà để ở, do vậy các cơ quan chức năng không cho phép đăng ký tạm trú, tạm vắng tại những địa chỉ này.

Đối với shophouse là những biệt thự thấp tầng xây dựng liền kề:

  • Được cấp sổ đỏ lâu dài.
  • Được áp dụng các quy định của pháp luật đối với biệt thự và nhà liền kề.
  • Nhà nước nghiêm cấm việc sử dụng những bất động sản này dưới hình thức này sai mục đích. Cho nên, khu vực để ở và khu vực dùng cho kinh doanh phải được tách biệt với nhau.

Việc mua bán shophouse nhìn chung vẫn được tiến hành giống như thủ tục mua bán các loại hình nhà đất khác. Tuy nhiên, tương tự loại hình condotel, pháp luật hiện vẫn chưa có những quy định cụ thể về khái niệm của shophouse. Do đó, khi xảy ra những tranh chấp thì việc xử lý sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo đó, những tranh chấp liên quan đến shophouse sẽ được cơ quan chức năng xử lý dựa trên khung pháp lý bất động sản hiện nay và cả hợp đồng mua bán hay cho thuê shophouse mà các bên đã thỏa thuận và ký kết.

Những điều cần lưu ý trước khi đầu tư Shophouse
Những điều cần lưu ý trước khi đầu tư Shophouse

Ưu và nhược điểm của shophouse

Về mặt ưu điểm, shophouse có những đặc tính mang lại những lợi thế cho người mua, đặc biệt là những ai đang có nhu cầu đầu tư và cho thuê.

  • Vị trí nổi bật: Những căn shophouse thường nằm ở tầng trệt của các khu căn hộ, nhà phố hay biệt thự lớn trên các trục đường chính hoặc khu vực đông đúc dân cư. Vì có vị trí đắc địa, nên người mua shophouse có thể sử dụng để làm địa điểm kinh doanh hoặc cho thuê lại một cách dễ dàng với lợi nhuận cao.
  • Di chuyển tiện lợi: Shophouse thường được xây dựng tại các khu căn hộ có giao thông thuận lợi, dễ dàng đỗ xe bên đường, tiện để khách hàng mua sắm.
  • Kiến trúc và thiết kế độc đáo: Những căn shophouse thường được xây dựng từ 2 – 3 tầng trở lên và các bạn có thể thoải mái lựa chọn loại sản phẩm để kinh doanh. Nổi bật hơn là việc mở cửa hàng buôn bán hoặc cho thuê làm trụ sở văn phòng.
  • Số lượng hạn chế: Thông thường shophouse chỉ chiếm từ 2 – 5% tổng số lượng căn hộ của dự án. Với vị trí đắc địa của cả dự án, trung tâm quy hoạch thế nên số lượng shophouse khan hiếm là điều dễ hiểu. Tuy nhiên cũng chính điều này đã mang đến tiềm năng thanh khoản giá trị lớn và dễ dàng hơn so với các loại hình khác.

Đặc biệt, trước khi quyết định mua shophouse, nhà đầu tư cũng cần lưu ý những nhược điểm sau đây để cân nhắc và đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất:

  • Chi phí đầu tư lớn: Mô hình kinh doanh shophouse cũng gặp phải những bất lợi, nhất là về vốn đầu tư. Bởi lẽ giá bán ra của các căn hộ shophouse hiện nay thường cao hơn so với các căn hộ bình thường từ 4 – 5 lần. Vì vậy, nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra một số tiền khá lớn để đầu tư, chưa tính đến vấn đề mua shophouse khi cạnh tranh với những nhà đầu tư khác khiến giá bị đẩy lên cao.
  • Dự tính về mật độ dân cư: shophouse là căn hộ thương mại bị hạn chế về vị trí bởi nó nằm trong các khu đô thị. Vì vậy, đa phần các hoạt động kinh doanh tại đây phải tính toán và xác định xem số lượng cư dân có đáp ứng được mong muốn kinh doanh sản phẩm hay không. Vì vậy, shophouse phải đảm bảo yếu tố đẹp, vị trí tốt để thu hút khách hàng, đặc biệt nơi đây phải có dân cư đông đúc để đảm bảo lượng người tiêu dùng, từ đó mới có khả năng sinh lời tốt nhất.
  • Mất lợi thế về quyền sở hữu căn hộ: Theo quy định về thời hạn sử dụng căn hộ ở những dự án khác nhau và thường những căn hộ shophouse sẽ bị hạn chế thời hạn sử dụng khoảng 50 năm và có thể gia hạn thêm nếu có nhu cầu. Do vậy, người mua shophouse cần nhớ đến yếu tố này để tính toán việc chọn mua phù hợp.

Trên đây là những kiến thức về Shophouse là gì? Những điều cần lưu ý trước khi đầu tư Shophouse mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần phải tìm hiểu. Chúng tôi hi vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp người mua tự tin hơn khi lựa chọn dự án shophouse cũng như tận dụng tốt khả năng sinh lời. Chúc bạn sớm thành công!

Xem thêm: Đất thổ cư là gì? Những điều cần biết về thổ cư hiện nay